Nếu chỉ xem tiếng Anh là một môn học ở trường để vượt qua các kỳ thi, bạn sẽ không thể biến ngôn ngữ này trở thành một kỹ năng của bản thân mình.
Tiếng Anh được xem như một môn học và các em phải làm bài tập, học từ mới, làm kiểm tra qua các năm học.
Chương trình giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam
Học sinh biết đến tiếng Anh theo chương trình Bộ Giáo dục bao gồm các mẫu câu, cấu trúc ngữ pháp, từ mới. Sách giáo khoa có tích hợp phần nghe nhưng thời lượng không nhiều và học sinh cũng chưa có nhiều cơ hội luyện tập phần này cũng như thực hành hội thoại.
Sự hạn hẹp về thời gian của một tiết học, cùng với lịch học nhiều môn, áp lực thi cử khiến học sinh không có nhiều cơ hội rèn luyện khả năng giao tiếp tiếng Anh. Vì vậy, mặc dù có nhiều năm học tiếng Anh, một lượng lớn học sinh gặp khó khăn khi nói chuyện bằng tiếng Anh, ngay cả những đoạn nói chuyện ngắn cơ bản.
Nhiều người hay trách rằng chương trình giáo dục không hiệu quả. Nhưng trên thực tế, tất cả các môn học đều có điều kiện học tương tự. Tiếng Anh là môn học kỹ năng đặc thù nên học sinh khó khăn hơn để trau dồi. Điều kiện lý tưởng cho việc học ngôn ngữ này là lớp học ít người, giáo viên Việt hướng dẫn và giáo viên bản địa dạy phát âm chuẩn, gặp gỡ với người nước ngoài và có cơ hội thường xuyên giao tiếp, sử dụng tiếng Anh giao tiếp. Những yếu tố này khó lòng được đáp ứng trong chương trình giảng dạy đại trà hiện nay được.
Học tiếng Anh phù hợp với quỹ thời gian
Bạn Trung Hiếu, sinh viên đại học năm 4 ở TP HCM cho biết: “Mình vốn không giỏi tiếng Anh trong suốt những năm trung học do không có nhiều cơ hội luyện tập nên chỉ cố gắng hiểu tiếng Anh ở mức căn bản. Mình thường học thêm ở trung tâm, xem phim, nghe nhạc tiếng Anh và tham gia câu lạc bộ vào dịp hè để tranh thủ cải thiện kỹ năng, học nghe nói nhiều hơn. Lên đại học, mình có nhiều thời gian rảnh hơn nên học tập nghiêm túc hơn ở các trung tâm Anh ngữ có giáo viên bản địa, câu lạc bộ có các buổi luyện hội thoại tự nhiên như AMA, VUS. Cả bốn kỹ năng của mình đều được tiến bộ đáng kể từ khi mình lên đại học”. Bạn nên tạo thói quen tiếp xúc với tiếng Anh giao tiếp thường xuyên bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều này sẽ rất có lợi khi bạn đến tuổi đi làm và sử dụng tiếng Anh cho người đi làm tại công sở được thuận tiện.
Đưa tiếng Anh vào thói quen của bản thân
Yêu thích làm đẹp, trang điểm, bạn có thể theo dõi kênh youtube của vlogger gốc Việt nổi tiếng Michelle Phan để học tiếng Anh.
Yêu thích làm đẹp, trang điểm, bạn có thể theo dõi kênh youtube của vlogger gốc Việt nổi tiếng Michelle Phan để học tiếng Anh.
Bạn có thể biến tiếng Anh thành một sở thích khi mang chính ngôn ngữ này vào cuộc sống thường ngày. Nếu thích nấu ăn, hãy tập theo dõi các trang ẩm thực bằng tiếng Anh. Nếu thích làm đẹp, hãy đăng ký các kênh youtube của các vlogger và theo dõi các video. Bất kỳ một thú vui nào, ngay cả xem phim, chơi game cũng sẽ trở nên có ích cho việc học tiếng Anh nếu bạn có ý định, kế hoạch thực hiện.
Gợi ý: Xem thêm du học tiếng Anh ngắn hạn tại Philippines là giải pháp giao tiếp tiếng Anh hiệu quả cho bạn!
Một bí quyết khác để bạn luôn học tiếng Anh là nghĩ đên tiếng Anh trong mọi hoạt động hằng ngày. Con người tự nói chuyện với bản thân mình, suy nghĩ, lập luận rất nhiều trong ngày. Thay vì cố gắng tìm người tập hội thoại, bạn có thể cố gắng luôn nghĩ đến việc diễn đạt tiếng Anh với chính bản thân mình và có những câu chuyện thú vị với “người bạn” đồng hành này.
Đừng ngại, hãy cứ nói tiếng Anh khi có thể:
Hãy giao tiếp tiếng Anh khi có thể
Tâm lý sợ mắc lỗi là một trong những rào cản lớn nhất với người học tiếng Anh. Cũng như em bé học nói phải qua giai đoạn bập bẹ, nói ngọng; người học lái xe đạp phải qua những ngày lái xe loạng choạng, ngã mấy lần; mỗi người học tiếng Anh cần xác định tâm lý dám mắc lỗi và sửa lỗi. Nếu không bao giờ nói ra, luyện tập, bạn sẽ thất bại ở rào cản này.
Một điều nữa bạn nên yên tâm khi nói tiếng Anh với người nước ngoài là họ biết cách điều chỉnh để giao tiếp với bạn để hai bên hiểu nhau. Hơn nữa, nếu tham gia các câu lạc bộ, hay học tiếng Anh tại trung tâm, giáo viên rất sẵn lòng lắng nghe và sửa chữa lỗi nói giúp bạn.Vì vậy, hãy thoải mái nói chuyện “Speak out loud” để được lắng nghe và tiến bộ.
0 nhận xét Blogger 0 Facebook
Đăng nhận xét